Tổng quan du học Nhật Bản

Nhật Bản đã có lịch sử tiếp nhận sinh viên nước ngoài trên 100 năm. Tại thời điểm năm 2002 có 95.550 sinh viên từ 160 nước và khu vực đang học tại các cơ sở đào tạo ở Nhật Bản, gần với con số 100.000 sinh viên quốc tế trong kế hoạch do Chính phủ đề ra năm 1983. Số lượng này sau một thời gian chững lại trong thập niên 1990 đã tăng trở lại một phần nhờ chính sách mở rộng tiếp nhận sinh viên du học của Chính phủ Nhật.

1. Tổng quan

Nhật Bản đã có lịch sử tiếp nhận sinh viên nước ngoài trên 100 năm. Tại thời điểm năm 2002 có 95.550 sinh viên từ 160 nước và khu vực đang học tại các cơ sở đào tạo ở Nhật Bản, gần với con số 100.000 sinh viên quốc tế trong kế hoạch do Chính phủ đề ra năm 1983. Số lượng này sau một thời gian chững lại trong thập niên 1990 đã tăng trở lại một phần nhờ chính sách mở rộng tiếp nhận sinh viên du học của Chính phủ Nhật.

Trên 90% sinh viên đến từ châu Á trong đó hơn một nửa là sinh viên Trung Quốc, tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan. Chỉ có chưa đầy 10% sinh viên hưởng học bổng của Chính phủ Nhật Bản và hoặc Chính phủ nước mình, còn lại là các sinh viên theo các học bổng tư nhân và sinh viên du học tư phí.

Cùng với xu hướng quốc tế hóa, sự hiện diện của sinh viên nước ngoài tại các trường đại học hàng đầu của Nhật là khá rõ nét, đặc biệt trong các bậc học sau đại học. Sinh viên nhận được học bổng của Chính phủ Nhật hay chính phủ các nước, cũng như của các tổ chức quốc tế hay các quỹ học bổng tư nhân đều có xu hướng chọn các trường đại học hàng đầu tại các trung tâm đô thị lớn, nơi có điều kiện học tập và sinh hoạt ưu việt hơn. Tại các trường này, sinh viên quốc tế có thể sử dụng tiếng Anh để nghiên cứu và làm luận án khoa học, cũng như dự các tiết học được giảng bằng tiếng Anh. Một số trường thậm chí có chương trình dành riêng cho sinh viên quốc tế. Số lượng sinh viên nước ngoài tại vùng thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận chiếm khoảng 50% tổng số, trong khi tại Osaka và các tỉnh phụ cận chiếm khoảng 20%.

Mặt khác, cũng tồn tại không ít các trường đại học của Nhật Bản tìm mọi cách thu hút sinh viên nước ngoài vì mục đích kinh tế. Do số trường đại học tăng nhanh trong khi số học sinh tốt nghiệp phổ thông lại theo chiều hướng giảm, nhiều trường đại học tư lập ít danh tiếng tại các địa phương rơi vào tình trạng thiếu sinh viên trầm trọng. Để bù vào sự thiếu hụt sinh viên người Nhật, các trường này buộc phải tìm cách nhận sinh viên người nước ngoài, mà chủ yếu là sinh viên Trung Quốc. Thậm chí có trường tỉ lệ sinh viên Trung Quốc vượt trên 90% tổng số sinh viên theo học. Không ít sinh viên trong số này du học cũng đơn thuần vì mục đích kinh tế. Sau khi có được tư cách cư trú hợp pháp, họ tập trung làm thêm để kiếm tiền trả nợ và dành dụm tiền để trở về. Việc học tập được đặt xuống hàng thứ yếu.

Năm 2001, tỷ lệ sinh viên theo các ngành khoa học xã hội là 30,5%, khoa học nhân văn là 25,6%, kỹ thuật là 14,8%, còn lại là các ngành học khác.

2. Du học sinh Việt Nam

Du học sinh Việt Nam đã có mặt tại Nhật Bản từ cách đây ngót một thế kỷ. Trong các năm từ 1906 đến 1908, khoảng 200 sinh viên Việt Nam theo phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng đã tới Nhật dưới danh nghĩa sinh viên Trung Quốc. Những sinh viên này hầu hết học các kỹ năng quân sự để trở về tìm cách chống lại quân Pháp. Dù phong trào này tan rã chỉ sau 3 năm và chưa ai được học đến nơi đến chốn, có thể nói họ là lứa học sinh Việt Nam đầu tiên trong lịch sử du học ở Nhật. Số phận sau này của các lưu học sinh Đông Du cũng khá đa dạng: đa số sau này về nước, trở thành những nhà yêu nước tiếp tục chống Pháp như Hoàng Trọng Mậu và Lương Ngọc Quyến; một số trở lại chốn quan trường; một số quay ngược cộng tác với thực dân; một số ít sống lưu vong trên đất Trung Quốc.

Những người đến Nhật sau 1908 không thuộc lứa Đông Du, mà đi theo những con đường khác, mục đích khác; ví dụ, Lê Văn Quý, Đỗ Vạng Lý, Lương Định Của, Đặng Văn Ngữ… đi du học theo chương trình trao đổi giữa Pháp và Nhật từ những năm 1918-1919. Nhiều người trong số họ sau này đã trở về đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam.

Sau khi Việt Nam giành được độc lập, Nhật Bản đã cấp học bổng du học cho sinh viên miền Nam Việt Nam. Vào cuối những năm 1960, số lượng du học sinh từ miền Nam Việt Nam tới Nhật Bản tăng dần và đạt đỉnh cao vào các năm 1971-1972. Theo số liệu của Bộ Giáo dục Nhật Bản khi đó, sinh viên du học tư phí người Việt có khoảng 660 người, trong đó 350 người học tại các trường đại học tư và không nhận được một nguồn hỗ trợ nào từ chính phủ. Vậy nhưng chiến tranh ngày càng khốc liệt không những đã làm con số du học sinh nhanh chóng thuyên giảm, mà còn gây ra rất nhiều khó khăn cho những người đang theo học tại Nhật. Phần lớn những du học sinh trong thời kỳ này sau khi tốt nghiệp đã xin tị nạn ở một nước thứ ba và rời Nhật.
Sau khi Việt Nam thống nhất, số du học sinh Việt Nam tới Nhật chỉ nhỏ giọt cho tới năm 1988, khi Nhật mở lại các chương trình học bổng cho sinh viên bậc đại học, cao đẳng và sau đại học. Cũng từ thời gian này, bắt đầu xuất hiện lại hình thức du học tự túc. Sau đó, số du học sinh Việt Nam liên tục tăng cùng với sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, số sinh viên Việt Nam tại các trường Nhật Bản đã đạt 1.115 người vào năm 2002. Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài số sinh viên đi học theo học bổng của Chính phủ hoặc xin được các học bổng của trường hoặc các tổ chức, số sinh viên đi học hoàn toàn tự túc tại Nhật Bản chưa nhiều.

Hiện nay, sinh viên Việt Nam có mặt tại hầu hết các trường đại học lớn tại Nhật Bản, tại các vùng từ Hokkaido, Tohoku ở phía bắc tới Kyushu, Okinawa ở phía Nam. Nhiều cộng đồng sinh viên đã được hình thành và vào tháng 11 năm 2001, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản đã chính thức được thành lập.

GMAS


Download PFG file

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

!!!

error: Content is protected !!