Quy định chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài

Ban hành kèm theo Quyết định số 18 /2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bộ Lao động-Thương binh CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
và xã hội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết
cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18 /2007/QĐ-BLĐTBXH
ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

I. Mục tiêu
1. Trang bị những hiểu biết cần thiết về pháp luật Việt Nam, pháp luật cũng như phong tục, tập quán, nếp sống, sinh hoạt và làm việc của nước tiếp nhận lao động để người lao động nhanh chóng thích nghi với điều kiện sống và làm việc ở nước ngoài.
2. Người lao động được rèn luyện thói quen và xây dựng nếp sống, hành vi ứng xử theo pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp; góp phần nâng cao chất lượng và uy tín của người lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
II. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Tổng số 74 tiết (trong đó có 16 tiết thực hành)
Số TT
Nội dung
Lý thuyết
Thực hành
Tổng số tiết
1
Truyền thống, bản sắc văn hoá cuả dân tộc
4
4
2
Những nội dung cơ bản liên quan về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, hành chính của Việt Nam và của nước tiếp nhận người lao động
12
12
3
Nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài với người lao động
8
8
4
Kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động
8
8
16
5
Phong tục tập quán, văn hoá cuả nước tiếp nhận người lao động
4
4
8
6
Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống
8
8
7
Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày
4
4
8
8
Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài
6
6
9
Ôn tập và kiểm tra cuối khoá
4
4
Tổng số
58
16
74
III. Nội dung chi tiết
1- Truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc:
a) Nhiệm vụ giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc khi sống và làm việc ở nước ngoài;
b) Trách nhiệm công dân của người lao động khi ra làm việc ở nước ngoài.
2- Những nội dung cơ bản liên quan về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, hành chính của Việt Nam và của nước tiếp nhận người lao động:
a) Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lợi ích của hoạt động này đối với bản thân, gia đình người lao động và đối với xã hội;
b) Pháp luật của Việt Nam: những quy định liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Bộ Luật Lao động; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn; Bộ Luật Dân sự; Bộ Luật Hình sự ; các quy định về xuất nhập cảnh;
c) Luật của nước tiếp nhận lao động: các quy định về nhập cư; quy định về xuất nhập cảnh; Luật lao động; các chế độ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn…); các chế độ bồi thường cho lao động nước ngoài; Luật hình sự;
d) Nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
đ) Những quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
3- Nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài với người lao động:
a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với người lao động);
b) Hợp đồng lao động (người sử dụng lao động ký với người lao động);
c) Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
4- Kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động:
a) Nội quy lao động tại nơi làm việc;
b) Hướng dẫn các quy định, nội quy về an toàn lao động và vệ sinh lao động;
c) Trang thiết bị bảo hộ cá nhân và cách sử dụng;
d) Các dạng tai nạn lao động tại nơi làm việc; các loại bệnh nghề nghiệp và cách phòng ngừa;
đ) Những vi phạm nội quy, kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động mà người lao động Việt Nam hay mắc phải và cách phòng tránh.
5- Phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận người lao động:
a) Giới thiệu về đất nước, con người, vị trí địa lý tự nhiên, dân số, danh lam thắng cảnh;
b) Tôn giáo, phong tục tập quán đặc trưng;
c) Văn hoá, nghệ thuật truyền thống, nếp sống, thói quen sinh hoạt của người bản địa, kinh nghiệm giao tiếp;
d) Những chuẩn mực đạo đức;
đ) Văn hoá ứng xử xã hội;
e) Những điểm cần lưu ý về tôn giáo, phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận lao động.
6- Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống:
a) Trong lao động:
– Cách ứng xử và trình tự giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động; với đại diện công ty môi giới, đại diện doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc người được doanh nghiệp uỷ quyền;
– Cách ứng xử với người lao động cùng làm việc trong nhà máy (người lao động Việt Nam, người lao động các nước khác và nước sở tại).
b) Trong đời sống:
– Chấp hành những nội quy, quy định tại nơi công cộng, nơi ở;
– Các hành vi xâm hại trật tự xã hội bị nghiêm cấm: tệ nạn cờ bạc, uống rượu, đánh nhau, chửi nhau, tàng trữ và phân tán các ấn phẩm đồi trụy;
– Cách ứng xử và trình tự giải quyết những vấn đề phát sinh khi các điều kiện ăn ở và sinh hoạt của người lao động không được đảm bảo;
– Những điều cấm kỵ: nấu rượu, bắt và giết động vật như chó, mèo, chim.
c) Những sai phạm trong ứng xử mà người lao động Việt Nam hay mắc phải và cách khắc phục.
7- Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán, dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày:
a) Hướng dẫn các thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam và nhập cảnh tại nước đến lao động;
b) Hướng dẫn chuẩn bị tư trang, hành lý mang theo;
c) Hướng dẫn sử dụng các phương tiện giao thông, như: máy bay, tàu hoả, xe buýt, taxi, tàu điện ngầm;
d) Những việc cần biết và thực hiện ngay khi đến doanh nghiệp (nhận nơi ở, các trang thiết bị được cung cấp tại nơi ở; cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày như bếp ga, lò vi sóng, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, máy hút bụi, điện thoại);
đ) Sử dụng tiền bản địa trong giao dịch hàng ngày và dịch vụ chuyển tiền về nước; hệ thống thương mại của nước sở tại và cách mua bán tại các siêu thị, chợ;
e) Cung cấp và hướng dẫn số điện thoại, địa chỉ cần liên hệ của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đại diện quản lý của doanh nghiệp, cảnh sát, cứu hoả, đường dây nóng của các cơ quan chức năng có liên quan của nước tiếp nhận lao động,… để người lao động có thể sử dụng khi cần thiết;
f) Những tồn tại của người lao động Việt Nam trong lĩnh vực này và cách khắc phục.
8- Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài:
a) Phòng cháy, chữa cháy; tai nạn giao thông; dịch bệnh;
b) Cách phòng tránh các thảm hoạ thiên tai, như: bão lụt, động đất, sóng thần;
c) Xâm hại tình dục và cách phòng chống;
d) Phòng tránh ma tuý, mại dâm, HIV, AIDS;
đ) Những thủ đoạn lừa đảo, trộm cướp, bạo lực, lôi kéo bỏ hợp đồng trốn ra ngoài làm ăn phi pháp và những việc cần làm khi có vụ việc xảy ra.
IV. Hướng dẫn thực hiện
1- Giáo viên làm nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
b) Am hiểu pháp luật Việt Nam và pháp luật cũng như phong tục, tập quán của nước mà người lao động Việt Nam sẽ đến làm việc;
c) Đã qua lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn và sư phạm do Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức.
2- Cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Có đủ phòng học và trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy cần thiết;
– Có đủ chỗ ăn, ở, sinh hoạt, học tập nội trú cho 100 học viên trở lên.
3- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
a) Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Phần III của Chương trình này.
b) Cục Quản lý lao động ngoài nước biên soạn và ban hành tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm nội dung quy định tại các điểm 1, 2, 5, 6, 7 và 8; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài biên soạn nội dung quy định tại các điểm 3 và 4 Phần III của Chương trình này.
c) Chương trình và tài liệu đối với chuyên gia thực hiện theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
d) Chương trình và tài liệu đối với sỹ quan, thủy thủ làm việc trên tàu vận tải biển thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
đ) Tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết phải được in rõ ràng và cung cấp đầy đủ cho học viên.
4- Trách nhiệm thực hiện:
Giám đốc các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm thực hiện Chương trình này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kịp thời hướng dẫn giải quyết./.
Bộ lao động-thương binh và xã hội


Download PFG file

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

!!!

error: Content is protected !!